Lần đầu làm nhà và bạn chưa có kinh nghiệm. Làm nhà thì phải bắt đầu từ đâu, phải liên hệ ai. Chuẩn bị kế hoạch như thế nào . Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm nhé
Danh mục nội dung
1. Tìm mua đất xây dựng
Tìm hiểu thông tin về khu đất
Cần tìm hiểu thật kỹ thông tin về khu đất. Giao thông có thuận tiền không? Khu dân cư có sinh sống ổn định hay không ? khu đất có gần chợ, trường học , bệnh viện hay không?
Bên cạnh đó, các vấn đề pháp lý như: mảnh đất bạn mua có nằm trong diện quy hoạch hay giải tỏa không?
Lựa chọn hướng mảnh đất
Ông bà ta vẫn có câu “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”. Do đó, khi quyết định mua đất làm nhà, cần lưu ý đến hướng mảnh đất. Theo quan niệm cũng như phong thủy, mảnh đất tốt khi nó nằm ở hướng Nam hoặc Đông Nam. Đây là 2 hướng có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho việc làm nhà.
Tìm hiểu môi trường sống xung quanh
Tìm hiểu mảnh đất bạn mua nếu trước đây là nghĩa trang, bãi rác hay gần nhà tù thì nên tránh. Nên chọn mua các mảnh đất là đất thổ cư hoặc đất quy hoạch .Những mảnh đất có vị trí thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng, điện nước đầy đủ. Vỉa hè rộng thoán hay khu vực dân trí cao
Mảnh đất bắt buộc phải có sổ đỏ
Tìm hiểu địa chất mảnh đất có ảnh hưởng đến việc xây nhà không ?
Các khu đất nằm trên các khu vực ao, hồ lấp sẽ có địa chất nền đất yếu, điều này khiến bạn tốn khá nhiều chi phí gia cố nền đất khi xây nhà sau này.
Lối đi vào không có tranh chấp
Nhiều mảnh đất có lối đi vào đang tranh chấp nên sẽ có giả rẻ. Vì vậy trước khi mua đất bạn phải tìm hiểu thật kỹ để tránh những vấn đề rắc rối có thể phát sinh sau này.
Mảnh đất bắt buộc phải có sổ đỏ
Đây là vấn đề rất quan trọng, liên quan đến tính pháp lý của khu đất. Mảnh đất bạn mua cần bắt buộc phải có sổ đỏ.
Luôn cẩn trọng để tránh rủi ro khi đặt cọc khu đất
Để tránh rủi ro, cần kiểm tra kỹ các vấn đề sau đây :
- Kiểm tra xem đất có chính chủ hay không ?
- Đất có bị vướng quy hoạch hay không ?
- Kiểm tra kỹ thông tin trong hợp đồng đặt cọc
Làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Đây là thủ tục bắt buộc phải thực hiện là làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đây được xem là sự giao kết giữa bên bán và bên mua nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa hai bên.
Đối với những người mua đất thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đóng vai trò vô cùng quan trọng, khẳng định quyền sở hữu của mình tại mảnh đất mà mình đã đặt mua.
Nên ra ngân hàng thực hiện thanh toán
Việc mua bán một mảnh đất có giá trị cao, do đó bạn nên ra ngân hàng thực hiện thanh toán. Bởi lẽ, với một số tiền lớn, khi ra ngân hàng thanh toán, sẽ có các chứng từ giao dịch – đây được xem là bằng chứng, chứng cứ khẳng định bạn đã giao dịch và thanh toán đủ số tiền theo hợp đồng đã định sẵn.
Không nên thanh toán hết 100% khi chưa cầm sổ đỏ
2. Lập kế hoạch tài chính
Cần phải lập kế hoạch dự trù chi phí tài chính , bao gồm kế hoạch cho các loại chi phí như sau :
- Chi phí xây dựng cơ bản : Bao gồm các chi phí để xây dựng phần cơ bản của ngôi nhà, bao gồm chi phí thiết kế, chi phí xây dựng phần thô ngôi nhà, chi phí sơn trong và sơn ngoài ngôi nhà .
- Chi phí xây dựng dự phòng phát sinh : là khoản tiền dự phòng cho các sự cố phát sinh chi phí trong quá trình xây dựng. Bạn có thể dự phòng từ 10-20% so với chi phí xây dựng cơ bản
- Chi phí hoàn thiện nội thất căn nhà : là khoản tiền để mua sắm các sản phẩm, hoàn thiện phần trang trí nội thất cho căn nhà. Chi phí này có thể thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình tài chính của bạn.
3. Chuẩn bị các hồ sơ pháp lý trước khi xây dựng
Các giấy tờ pháp lý bạn cần chuẩn bị trước khi tiến hành xây dựng bao gồm :
- giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy phép xây dựng
Bạn có thể tìm hiểu thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng
4. Làm việc với đơn vị thiết kế
Bạn cần liên hệ làm việc với các đơn vị thiết kế nhà ở có nhiều kinh nghiệm để giúp bạn trong việc thiết kế ngôi nhà của mình. Các đơn vị thiết kế sẽ giúp bạn các vấn đề sau :
- Tính toán kết cấu nhà ở để đảm bảo oan toàn trong quá trình thi công cũng như sử dụng, đảm bảo tiết kiệm nhất khi thi công.
- Thiết kế kiến trúc của ngôi nhà đảm bảo sở thích và nhu cầu, mục đích sử dụng của ngôi nhà
- Đảm bảo sự hài hòa về không gian, phù hợp với môi trường sống xung quanh
- Tiết kiệm chi phí khi xây dựng
Bạn không nên tự thiết kế hay sao chép các bản thiết kế trên mạng internet về sử dụng. Những bản vẽ này không phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn, cũng như không đảm bảo an toàn về kết cấu. Gây phát sinh các chi phí vì sửa chữa trong quá trình thi công khi không hợp lý.
5. Lựa chọn nhà thầu thi công
Bạn cần lựa chọn các nhà thầu có nhiều uy tín, kinh nghiệm, lành nghề. Thời gian thi công nhanh, đảm bảo an toàn và giá cả hợp lý.
Việc lựa chọn vật liệu cũng là một công việc hết sức quan trọng. Hãy tham khảo nhiều ý kiếm của những người có kinh nghiệm để lựa chọn vật liệu cho phù hợp. Bạn nên theo sát giá cả, mẫu mã của nhiều của hàng để có sự lựa chọn tối ưu nhất.
6. Tiến hành xây dựng phần thô của ngôi nhà
Thi công xây dựng phần thô của ngôi nhà bao gồm :
- thi công xây dựng phần móng nhà
- Xây dựng phần khung cho ngôi nhà : bao gồm hệ khung bê tông cốt thép và hệ thống tường ngăn , tường bao che quanh nhà
7. Thi công phần hoàn thiện cho ngôi nhà
Giai đoạn thi công hoàn thiện bao gồm các công việc : trát tường, ốp lát gạch, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật kiện, cấp thoát nước, chống sét..Đây là khâu ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà nên cần được thi công cẩn thận. Lựa chọn các loại vật liệu tốt, chất lượng và bền bỉ với thời gian
8. Kiểm tra và nghiệm thu ngôi nhà
Việc kiểm tra, giám sát cần được thực hiện xuyên suốt trong quá trình thi công nhà. Bao gồm việc kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng trong quá trình thi công.Công tác nghiệm thu được tiến hành theo từng bộ phận, từng hạng mục công trình để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.